6 cách xử lý nhanh chóng khi đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhất với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số cách xử lí chứng đi tiểu ra máu mà bạn nên biết.

Thông tin bệnh đi tiểu ra máu

Bệnh đi tiểu có lẫn máu là tình trạng có hồng cầu lẫn trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu khá rõ của sự rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể bạn. Tuy nhiên bệnh tiểu ra máu được chia thành 2 dạng chính đó là:

· Tiểu ra máu nhận biết bằng mắt thường hay gọi là tiểu ra máu đại thể.

· Tiểu ra máu nhìn dưới kính hiển vi hay được gọi là tiểu ra máu vi thể.

Bạn cần quan sát mọi thay đổi, trạng thái của cơ thể hàng ngày để phát hiện ra bệnh sớm nhất. Đối với nước tiểu cũng không phải ngoại lệ, màu và mùi của nước tiểu cũng giúp bạn nhận biết được dấu hiệu của một số bệnh để khám chữa kịp thời.

Xem ngay: Đi tiểu nhiều lần trong ngày: 13 nguyên nhân nguy hiểm và 10 biểu hiện mới nhất

Dấu hiệu khi đi tiểu ra máu cơ bản thường gặp

Triệu chứng bạn có thể thấy rõ nhất chính là nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu sẫm. Nếu như bạn thấy nước tiểu có máu dạng cục, có cảm thấy khá đau và rát khi tiểu tiện thì nên đi khám ngay.

Ngoài ra, cũng có một số triệu chứng khác khó nhận biết và chỉ biết được khi đi khám bác sĩ. Lúc này bạn cần tìm hiểu địa chỉ phòng khám uy tín cũng như an toàn để khám và chữa bệnh sớm nhất.

Nguyên nhân gây bệnh đi tiểu ra máu

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiểu ra mắt, hoặc bị đau rát khi đi tiểu. Để biết được nguyên nhân gây bệnh chính xác và hỗ trợ kịp thời nhất các bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Hiện tại, bệnh nhân đi tiểu ra máu thường do một số nguyên nhân như sau:

· Nhiễm trùng đường tiểu: Thông qua niệu đạo vi khuẩn có thể sống ký sinh trong bàng quang hoặc xâm nhập vào cơ thể bạn gây viêm  nhiễm đường tiểu.   Triệu chứng thường gặp là nước tiểu có mùi nặng, khi tiểu đau và rát.

· Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn thông qua máu hoặc từ niệu quản lên thận khiến nhiễm trùng thận. Cũng giống như dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu nhưng kèm theo bị sốt hoặc đau hông.

· Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận: Trong nước tiểu có nhiều khoáng chất gây kết tủa dẫn đến việc hình thành tinh thể, lâu dần chuyển thành sỏi nhỏ, cứng . Lâu dần những viên sỏi này cứng hơn, to hơn gây tắc nghẽn, dẫn đến tiểu máu.

· Phì đại tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến phình to gây chèn ép niệu đạo, làm tắc nghẽn dòng tiểu.

· Ung thư tiền liệt tuyến, di căn thận, bàng quang: Đây là giai đoạn cuối của bệnh.  

· Chấn thương thận: Tai nạn, tổn thương hoặc chấn thương thận cũng gây ra tiểu máu .

· Một số loại thuốc: Các loại thuốc đặc trị ung thư như cyclophosphamide (Cytoxan) và Penicillin cũng góp phần, hoặc khiến đái ra máu.

Bệnh đái ra máu là bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, thế nhưng tỉ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Vì thế để xác định được cấp độ bệnh, tình trạng bệnh và tìm ra phương án điều trị tốt nhất.

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tiểu ra máu

Chữa bệnh đi tiểu có máu cần thực hiện các xét nghiệm cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả đó, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc và phác đồ điều trị phù hợp nhất như sau:

cách xử lý khi đi tiểu ra máu

Tiểu có máu do sỏi bàng quang, sỏi thận

- Thuốc giảm đau: no - spa đường tiêm hoặc uống.

- Nhóm quinolon: ciprofloxacin, ofloxacin...

- Nhóm cephalosporin: cefotaxim, cefixim, ceftazidim, ceftizoxim, cefoperazon, ceftriaxon…

- Thuốc cầm máu: tranexamic acid.

- Phẫu thuật.

Chấn thương thận, niệu đạo

- Sử dụng thuốc giảm đau: paracetamol, no - spa, meteospasmyl, diclofenac;

- Tranexamic acid

- Kháng sinh nhóm quinolon

- Nhóm cephalosporin.

Tiểu máu do nhiễm khuẩn tiết niệu

Sử dụng thuốc dùng là kháng sinh nhóm cephalosporin và thuốc giảm đau paracetamol...

U bàng quang

Sử dụng thuốc cầm máu tranexamic acid kết hợp với phương pháp điều trị polyp và khối u.

Viêm cầu thận cấp

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, corticoid làm ức chế miễn dịch và tuyệt đối không được sử dụng thuốc cầm máu.

Bệnh lao thận và lao đường tiết niệu

Sử dụng các loại thuốc chống lao: rimifon, pyrazinamid, streptomycin, ethambutol, rifamycin.

Nếu có hiện tượng đái ra máu sẽ sử dụng thuốc tranexamic acid hoặc truyền máu để khắc phục tình trạng bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt

- Thuốc tranexamic acid

- flutamid

- Goserelin

- Các phương chữa ung thư: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Như vậy, bệnh tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng. Hiện tại, phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là một địa chỉ chữa bệnh uy tín và nổi tiếng chuyên chữa trị đi tiểu ra máu cho rất nhiều khách hàng. Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Tránh các biến chứng của bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của mình.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về bệnh đi tiểu ra máu trên đây, sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình tốt nhất.