Bệnh sùi mào gà và những điều bạn cần biết
Theo số liệu thống kê trong số 90 % tỷ lệ người bị mắc bệnh xã hội, có đến 50 % người bị mắc bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà là bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây phiền toái rắc rối trong cuộc sống thường ngày mà còn đe dọa đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Với mong muốn hạn chế tỷ lệ số người bị mắc bệnh sùi mào gà. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu và bệnh lí này như: Sùi mào gà là gì, nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh. Quý bạn đọc hãy cùng tìm hiểu để có kiến thức trong việc bảo vệ mình và người thân.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là gì?- là bệnh xã hội do virus Human papilloma gây ra. Các u nhú giống như hoa mào gà, hoa súp lơ là đặc trưng của sùi mào gà.
Các u nhú này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể người bệnh. Nhưng xuất hiện nhiều và chủ yếu là tại các cơ quan sinh dục, khoang miệng và hậu môn. Có một số người thì xuất hiện ở tứ chi, sau gáy hay rải rác trên cơ thể.
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh tương đối lâu, từ 2-8 tháng. Vì thế mà khả năng lây nhiễm của bệnh tương đối cao.
Virus HPV có thể xâm nhập vào bất cứ giới tính, độ tuổi nào của cả 2 giới. Tuy nhiên, nam nữ đang trong độ tuổi sinh sản thưởng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Sùi mào gà là bệnh gì?
Quan hệ tình dục thiếu an toàn, tiếp xúc với vật dụng có chứa virus HPV;….là một trong những nguyên nhân dễ khiến bạn bị mắc bệnh sùi mào gà nhất. Ngoài ra virud HPV còn có thể lây truyền thông qua vết thương hở trên da hoặc lây truyền từ mẹ sang con,
Hiện nay, bệnh sùi mào gà đang được chia ra là các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn ủ bệnh
- Giai đoạn đầu của bệnh
- Giai đoạn tiếp theo
- Giai đoạn sau điều trị
Sùi mào gà nếu như không được điều trị sớm, người mắc bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng
- Chức năng tình dục bị suy giảm
- Người bệnh cảm thấy mặc cảm tự ti
- Phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn
- Bị ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng,…
- Dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa- phụ khoa,…
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Thông thường, sùi mào gà là bệnh lí có thời gian ủ bệnh khá dài (từ 2-8 tháng). Các bạn có thể nhận biết bệnh sùi mào gà qua các dấu hiệu sau đây:
- Giai đoạn u bệnh
Giai đoạn này bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào. Tùy vào mỗi người mà thời gian ủ bệnh sẽ là khác nhau. Trung bình là từ 2-8 tháng.
- Giai đoạn I của bệnh
Sau thời kỳ ủ bệnh, tại các vị trí như cơ quan sinh dục, khoang miệng, hậu môn,…sẽ xuất hiện các nốt u nhú sần sùi nổi hẳn lên trên bề mặt da với màu hồng phấn.
Các nốt ú nhú này có thể là có chân hoặc có cuống, kích thước từ 1-2mm.
- Giai đoạn II
Sùi mào gà giai đoạn I nếu như không được điều trị, các nốt u nhú sẽ phát triển một cách nhanh chóng và liên kết lại với nhau. Bên cạnh đó, các nốt sần sùi này sẽ lan sang các cơ quan khác để gây bệnh.
Ở giai đoạn này, các nốt sùi rất dễ bị vỡ, chỉ cần một chút va chạm nhỏ sẽ khiến nốt sùi bị chảy máu và chảy mủ. Khi bội nhiễm, sẽ gây viêm nhiễm và nhiễm trùng kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Giai đoạn sau điều trị
Nếu như chế độ sinh hoạt hàng ngày của người bệnh không khoa học và hợp lí, bệnh sẽ tái phát trở lại với các biến chứng nguy hiểm hơn.
Sùi mào gà ở miệng có nguy hiểm không?
Cũng giống với các vị trí khác trên cơ thể, sùi mào gà ở miệng lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ bằng miệng.
Khi người bệnh bị sùi mào gà ở miệng thường nhầm lẫn sang các bệnh nhiệt miệng hay viêm abidan. Điều này đã tạo điều kiện cho virus HPV phát triển mạnh và nhanh chóng lây nhiễm sang cho người khác.
Sau thời gian ủ bệnh, tại khu vực khoang miệng của người bệnh cụ thể là lưỡi và vòm họng sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Tại lưỡi và vòm họng xuất hiện các mảng đỏ có màu trắng, khiến người bệnh bị đau và tê rát
- Lúc đầu các mảng này xuất hiện đơn lẻ, sau đó liên kết lại thành từng mảng, khiến vòm họng bị sần sùi. Khi nốt nước bọt hoặc nhai thức ăn, người bệnh bị đau.
- Hàm bị sưng tấy đỏ và đau nhức.
Sùi mào gà ở miệng nếu như không được điều trị sớm và dứt điểm. Bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường như:
- Gây viêm loét vfa nhiễm trùng ở khoang miệng
- Người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh haotj
- Khiến người bệnh mặc cảm tự ti trong việc giao tiếp với mọi người
- Có thể khiến người bệnh bị ung thư vòm họng.
Với các biến chứng mà bệnh sùi mào gà ở miệng có thể gây ra khi không được chữa trị. Chúng ta có thể thấy rằng, bệnh sùi mào gà dù xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của người bệnh cũng đều nguy hiểm, đặc biệt lại tại khoang miệng.
Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và coi thường các triệu chứng của sùi mào gà ở miệng.
Sùi mào gà ở lưỡi nhận biết như thế nào?
Sùi mào gà ở lưỡi cũng do virus HPV gây ra. Người bị sùi mào gà ở lưỡi là do:
- Quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng bị bệnh thông qua đường miệng
- Sử dụng chung đồ cá nhân hàng ngày như bàn chải đánh răng, ca uống nước với người bị mắc sùi mào gà.
Khi bị sùi mào gà ở lưỡi, người bệnh sẽ có các triệu chứng:
- Sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 8 tháng, tại lưỡi sẽ xuất hiện nhiều nốt sùi màu trắng hoặc hồng nhạt. Bề mặt của các nốt sùi này hơi “lồi lõm” giống như bông hoa mào gà. Nốt sùi có thể mọc lẻ tẻ riêng rẽ nhưng cũng có thể liên kết lại với nhau giống như chùm nho.
- Lưỡi người bệnh luôn bị ngứa. Khi nhai thức ăn hay nuốt, người bệnh sẽ bị đau rát
Các nốt sùi tại lưỡi nếu như không sử lí đúng cách sẽ khiến người bệnh bị:
- Nhiễm trùng lưỡi, khoang miệng, vòm họng
- Gặp khó khăn trong việc ăn uống
- Làm mất tính thẩm mỹ tại khoang miệng
- Làm cho người bệnh cảm thấy tự ti, không dám gần gũi với mọi người
- Nguy hại hơn, sùi mào gà ở lưỡi còn có thể khiến người bệnh bị ung thư vòm họng.
Chữa sùi mào gà bằng phương pháp nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên điều trị bằng phương pháp nào còn phải phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như vị trí mọc các nốt sùi.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến nhất hiện nay bao gồm: điều trị bằng thuốc; điều trị bằng phương pháp đốt điện, đốt laser, áp lạnh; hoặc bằng phương pháp ALA-PDT.
- Chữa sùi mào gà bằng thuốc: áp dụng cho bệnh nhân bị sùi mào gà giai đoạn I. Bệnh chưa gây ra các biến chứng nguy hại nào
- Điều trị bằng phương pháp đốt điện, đốt laser: Mục đích là làm rụng các nốt sùi, ngăn ngừa khả năng tái phát của bệnh. Tuy nhiên đây lại là phương pháp không được giới chuyên môn đánh giá cao. Bởi với những phương pháp này, người bệnh sẽ phải chịu đau đớn trong suốt quá trình điều trị. Tính thẩm mỹ không cao, khả năng bệnh tái phát lớn
- Điều trị sùi mào gà bằng liệu pháp ALA-PDT: Đây là phương pháp điều trị bệnh hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Không đau
+ Không gây chảy máu
+ Khả năng tái phát thấp
+ Tính thẩm mỹ cao
+ Không để lại sẹo
Hi vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp. Các bạn đã biết và hiểu bệnh sùi mào gà là gì? biểu hiện, mức độ nguy hiểm của bệnh sùi mào gà ra sao. Vì thế, mọi người hãy luôn đề cao cảnh giác trước căn bệnh xã hội cự kỳ nguy hiểm này nhé!